Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật là bài học đầu tiên và bắt buộc nếu bạn muốn học tiếng Nhật thành công. Khi đi xin việc, phỏng vấn xuất khẩu lao động thì giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật là điều quan trong bắt buộc phải có.
Cùng dramrajani.com tìm hiểu bí quyết giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật chuẩn nhất giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé!
“Hajimemashite” (はじめまして): “Rất vui khi được gặp bạn” là cách nói lịch sự trong lần đầu gặp mặt
Khi nói “Hajimemashite” bạn nên tỏ thái độ lẫn ánh mắt chân thành, đồng thời hơi cúi người theo góc khoảng 90 độ. Đều này rất quan trọng, sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt người đối diện.
Bạn đang xem: Mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng nhật
Cách chào hỏi trước khi giới thiệu bản thân
Người Nhật lại chia ra cách chào khác nhau theo từng thời điểm và bạn cần nắm rõ cách chào này để không bối rối khi gặp mặt.
+ Cách 1: “Ohayou”/”Ohayou gozaimasu” nghĩa là “Chào buổi sáng”. Bạn sẽ sử dụng cách chào này vào thời điểm trước 12h trưa.
+ Cách 2: “Konnichiwa” nghĩa là “Chào buổi chiều”. Bạn sẽ sử dụng cách chào này vào thời điểm trước 5h chiều.
+ Cách 3: “Konbanwa” nghĩa là “Chào buổi tối”. Bạn sẽ sử dụng cách chào này vào thời điểm sau 5h chiều đến nửa đêm.
Các khoảng thời gian này mang tính chất tương đối, cách chào hỏi có thể thay đổi theo văn cảnh nói như sử dụng “Ohayou” để chào vào buổi chiều nếu đó là lần đầu tiên bạn gặp mặt một người.
Hay dùng “Konnichiwa” để sử dụng cho tất cả thời gian. Lúc này nghĩa của “Konnichiwa” sẽ thay đổi thành “Xin chào”.
Để giúp người bạn gặp hiểu rõ hơn về bạn và cũng là để tạo lòng tin cho một mối quan hệ, bạn cần cung cấp các thông tin cơ bản như: Tên, tuổi, quê quán, công việc hiện tại,…
Lưu ý :
Tuỳ theo thông tin mà bạn sẽ có cách giới thiệu phù hợp nhất. Cụ thể:
Khi giới thiệu tên bạn sẽ nói như sau:
+ 私は___です。( Dạng lịch sự ) : Tên tôi là…
+ 私は___と申します。( Dạng khiêm nhường) : Tên tôi là…
Ví dụ:
私は田中と申します。Tôi tên là Tanaka
私はリンです。Tôi tên là Linh
Để tiện xưng hô thì bạn cần giới thiệu cả tuổi của mình. Như vậy sẽ dễ phân biệt vai vế với những người trước mặt. Bạn có thể dùng mẫu sau:
今年は____歳です。Năm nay tôi _____tuổi
(kotoshi ha ____sai desu)
Ví dụ:
今年は20歳です。Năm nay tôi 20 tuổi.
Độ tuổi | Viết | Phiên âm |
19 tuổi | 十九歳 | juukyuusai |
20tuổi | 二十歳 | hatachi |
21tuổi | 二十一歳 | nijuuissai |
22tuổi | 二十二歳 | nijuunisai |
23tuổi | 二十三歳 | nijuusansai |
24tuổi | 二十四歳 | ni juuyonsai |
25tuổi | 二十五歳 | nijuugosai |
26tuổi | 二十六歳 | nijuurokusai |
27tuổi | 二十七歳 | nijuunanasai |
28tuổi | 二十八歳 | nijuuhassai |
29tuổi | 二十九歳 | nijuukyuusai |
30tuổi | 三十歳 | sanjussai |
Học cách sử dụng số điếm trong tiếng Nhật nhiều trường hợp >> TẠI ĐÂY
Nếu bạn là một người sang du học, làm việc thì việc giới thiệu quốc tịch là vô cùng cần thiết. Chúng ta cùng xem một số mẫu sau:
+ Tôi là người Việt Nam: ベトナム人です。
+ Tôi đến từ Hà Nội: ハノイから来ました。
+ Quê của tôi ở Hà Nam: 出身はハナムです。
+ Hiện nay tôi đang sống ở Tokyo: 今東京に住んでおります。
Bạn có thể thay tên các tỉnh thành khác vào vài viết tuỳ vào nơi bạn sống.
Tên tiếng Nhật của 1 số tỉnh thành của Việt NamAn Giang : アンザンBà Rịa : バリアBà Rịa – Vũng Tàu : バリア・ブンタウBắc Cạn : バクカンBắc Giang : バクザンBạc Liêu : バクリエウBắc Ninh : バクニンBến Tre : ベンチェBình Định : ビンディンBình Dương : ビンズオンBình Phước : ビンフオックBình Thuận : ビントゥアンCà Mau : カマウCao Bằng : カオバンCần Thơ : カントーHà Giang : ハザンHà Nam : ハナムHà Nội : ハノイHà Tĩnh : ハティンHải Dương : ハイズオンTham gia CỘNG ĐỒNG HỌC TIẾNG NHẬT cho người mới bắt đầu để kết nối với cộng đồng những người học và làm việc sử dụng tiếng Nhật!
Đây là mức độ cao hơn của giới thiệu bản thân. Bạn phải có đủ vốn từ vựng để có thể giới thiệu trôi chảy phần này. Ngoài ra, bạn có thể xem những mẫu giới thiệu có sẵn sau đây:
+ Tôi là học sinh cấp 2 私は中学生です。
+ Tôi là sinh viên 私は学生です。
+ Tôi là sinh viên năm thứ 3 đại học Quốc Gia Hà Nội ベトナム国家大学ハノイ校の3年生です。
+ Tôi đã tốt nghiệp đại học 大学を卒業しました。
+ Tôi đang học tại trường đại học Hà Nội ハノイ大学で勉強しています。
+ Chuyên ngành của tôi là Tiếng Nhật Thương Mại 専門は日本語ビジネスです。
+ Tôi là giáo viên 先生です。
+ Nghề của tôi là kĩ sư エンジニアです。
Về tên các trường đại học bạn cũng cần phải nói bằng tiếng Nhật. Nếu bạn tốt nghiệp đại học ở Việt Nam và đi xin việc tại một công ty Nhật thì hãy xem bảng tên Các trường đại học bằng tiếng Nhật này nhé!
Các trường đại học bằng tiếng Nhậtベトナム国家大学ハノイ校 | ベトナムこっかだいがくハノイこう | ĐH Quốc gia Hà Nội |
自然科学大学 | しぜんかがくだいがく | ĐH Khoa học Tự nhiên |
外国語大学 | がいこくごだいがく | ĐH Ngoại ngữ |
経済学部 | けいざいがくぶ | Khoa Kinh tế |
法学部 | ほうがくぶ | Khoa Luật |
教育学部 | きょういくがくぶ | Khoa Giáo dục |
ベトナム国家大学ホーチミン市校 | ベトナムこっかだいがくホーチミンしこう | ĐH Quốc gia TP. HCM |
国際大学 | こくさいだいがく | ĐH Quốc tế |
情報工科大学 | じょうほうこうかだいがく | ĐH Công nghệ Thông tin (ĐHQG TP. HCM) |
ハノイ工科大学 | ハノイこうかだいがく | ĐH Bách Khoa Hà Nội |
ホーチミン市工科大学 | ホーチミンしこうかだいがく | ĐH Bách khoa TP. HCM |
フエ大学 | フエだいがく | ĐH Huế |
科学大学 | かがくだいがく | ĐH Khoa học Tự nhiên |
師範大学 | しはんだいがく | ĐH Sư phạm |
農林大学 | のうりんだいがく | ĐH Nông Lâm |
医科薬科大学 | いかやっかだいがく | ĐH Y Dược |
美術大学 | びじゅつだいがく | ĐH Mỹ thuật |
ダナン大学 | ダナンだいがく | ĐH Đà Nẵng |
ダナン技術短期大学 | ダナンぎじゅつたんきだいがく | CĐ Công nghệ Đà Nẵng |
タイグエン大学 | ガイグエンだいがく | ĐHc Thái Nguyên |
経済・経営管理大学 | けいざい・けいえいかんりだいがく | ĐH Kinh tế & Quản trị Kinh doanh |
公衆衛生大学 | ハノイこうしゅうえいせいだいがく | ĐH Y tế Công cộng Hà Nội |
音楽院 | ハノイおんがくいん | Nhạc viện (Conservatory) |
文科大学 | ハノイぶんかだいがく | ĐH Văn hóa |
美術大学 | ホーチミンしびじゅつだいがく | ĐH Mỹ thuật Công nghiệp |
体育スポーツ大学 | たいいくスポーツだいがく | ĐH Thể dục Thể thao |
医学大学 | 医学大学 いがくだいがく | ĐH Y |
法科大学 | ほうかだいがく | ĐH Luật |
経済大学 | けいざいだいがく | ĐH Kinh tế Quốc dân |
貿易大学 | ぼうえきだいがく | ĐH Ngoại thương |
商科大学 | しょうかだいがく | ĐH Thương mại |
財政学院 | ざいせいがくいん | Học viện Tài chính |
銀行学院 | ぎんこうがくいん | Học viện Ngân hàng |
林業大学 | りんぎょうだいがく | ĐH Lâm nghiệp |
水産大学 | すいさんだいがく | ĐHThủy sản |
建築大学 | けんちくだいがく | ĐH Kiến trúc |
ハノイ土木大学 | ハノイどぼくだいがく | ĐH Xây dựng Hà Nội |
ハノイ鉱山・地質大学 | ハノイこうざん・ちしつだいがく | ĐH Mỏ – Địa chất Hà Nội |
水利大学 | すいりだいがく | ĐH Thủy lợi |
郵政電信工芸学院 | ゆうせいでんしんこうげいだいがく | Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông |
交通運輸大学 | こうつううんゆだいがく | ĐH Giao thông Vận tải |
オープン大学 | オープンだいがく | ĐH Mở |
フンヴオン大学 | ĐH Hùng Vương (HCM) | |
ホンバン国際大学 | ホンバンこっくさいだいがく | ĐH Quốc tế Hồng Bàng (HCM) |
Trong tiếng Nhật, nói về nghề nghiệp của mình bằng cách nói sau:
Nghề nghiệp + です。
Ví dụ: エンジニアです。(Enjinia desu): Tôi là kỹ sư.
Câu nói giới thiệu về sở thích của bạn có cách nói như sau:
趣味は + N (Danh từ)です。
Hoặc 趣味は + Vです。
Hoặc 趣味は + Vることです。(V là động từ)
Tên một số nghề bằng tiếng Nhật:
Nghề nghiệp | Viết | Phiên âm |
Nông nghiệp | 農業 | のうぎょう |
Cơ khí | 機械 | きかい |
Hàn | 溶接 | ようせつ |
May | 縫製 | ほうせい |
Điện | 電気 | でんき |
Điện tử | 電子 | でんし |
Xây dựng | 建設 | けんせつ |
Nấu ăn | 料理 | りょうり |
Kế toán | 経理 | けいり |
私の趣味は + Sở thích (Watashi no shumi wa…).
Ví dụ: Bạn muốn nói sở thích của tôi là đọc sách. Theo cấu trúc trên bạn cần phải biết danh từ đọc sách 読書 hoặc động từ đọc sách 本を夜 hoặc động từ đọc sách 本を読む
Vậy câu hoàn chỉnh là趣味は読書です。hoặc 趣味は本を読むことです。
Cách nói thể hiện mong ước:私の将来の夢は + Mong ước (watashi no shourai no yume wa…) thành 将来の夢はVることです。(V là động từ)
Ví dụ:
将来の夢は日本に旅行することです。Ước mơ của tôi là đi du lịch Nhật Bản.
Việc nói lên mong muốn, ước mơ của mình như một cách thể hiện cá tính riêng của bạn, giúp “những người bạn mới” hiểu hơn về tính cách của bạn.
Một số từ vựng nói về sở thích bằng tiếng Nhật:1 | およぎ / すいえい | 泳ぎ/水泳 | Bơi |
2 | ダンス | Nhảy | |
3 | うた | 歌 | Ca hát |
4 | おんがく | 音楽 | Âm nhạc |
5 | ピアノ | Đàn piano | |
6 | ギター | Đàn guitar | |
7 | えいが | 映画 | Xem phim |
8 | テレビゲーム | Trò chơi điện tử | |
9 | どくしょ | 読書 | Đọc sách |
10 | さいほう | 裁縫 | May vá |
11 | ショッピング | Mua sắm | |
12 | りょこう | 旅行 | Đi du lịch |
13 | つり | 釣り | Câu cá |
14 | スケートボード | Trượt ván | |
15 | りょうり | 料理 | Nấu ăn |
Lời mở đầu tốt thì lời kết thúc của bạn cũng cần phải thật ấn tượng giúp đọng lại hình ảnh của bạn trong người đó ở lần gặp đầu tiên.
よろしくお願いします。(Yoroshiku onegaishimasu) nghĩa là: Rất mong nhận được sự giúp đỡ của bạn.
Đây là câu nói thông dụng trong lần gặp đầu tiên của người Nhật. Cách nói này thể hiện sự tôn trọng, lịch sự mong muốn người giao tiếp giúp đỡ mình.
Đây là câu nói thông dụng trong lần gặp đầu tiên của người Nhật. Cách nói này thể hiện sự tôn trọng, lịch sự mong muốn người giao tiếp giúp đỡ mình.
Khi phỏng vẫn xin việc, nhìn chung, quy trình giới thiệu bản thân vẫn giống như việc bạn giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật trong giao tiếp thường ngày. Có điều bạn cần sử dụng câu từ lịch sự, tác phong chuẩn chỉnh để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Dựa vào phần giới thiệu bản thân của bạn mà nhà tuyển dụng sẽ đưa ra một vài câi hỏi khác nhau. Vì thế bạn cần biết những điều lưu ý dành cho bạn khi giới thiệu bản thân trong lúc phỏng vấn:
+ Lưu ý 1:Giới thiệu bản thân bằng thông tin trọng tâm nhất. Không lan man, dài dòng. Sự lan man của bạn sẽ khiến bạn mất điểm trước nàh tuyển dụng và sẽ gây khó khăn cho bạn khi trả lời câu hỏi sau đó bởi thời gian phỏng vấn có hạn.
+ Lưu ý 2:Thể hiện sự tự tin đúng mực. Việc bạn tự tin thái quá hay nhút nhát quá có thể khiến bạn bị trượt phỏng vấn. Quan trọng bạn cần thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người biết lắng nghe và cẩn thận.
+ Lưu ý 3:Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật thật thoải mái. Sự lo lắng khiến những câu nói bạn nói ra không hết ý. Đừng quên nhìn thẳng vào mắt người phỏng vấn bạn nữa nhé!
Một điều quan trọng khi bạn đi phỏng vấn chính là sở trường của bạn. Bởi vậy bạn cần cho người phỏng vấn biết bạn có khả năng làm được điều gì, thế mạnh của bạn là gì để tạo ưu điểm cho bạn.
Một số từ tiếng Nhật nói về sở trường của bạn trong công việc:
Tiếng Nhật | Dịch nghĩa |
新卒(しんそつ) | Tính thành thật |
豊かな発想力があること | Có tính sáng tạo |
思いやりがあること | Quan tâm tới mọi người |
チャレンジ精神があること | Có tinh thần thử thách |
リーダーシップがある | Có khả năng lãnh đạo |
責任感が強い | Có tinh thần trách nhiệm cao |
人見知りをしない | Hòa đồng, thân thiện, không nhút nhát |
協調性がある | Có tinh thần hợp tác |
集中力がある | Có khả năng tập trung cao |
素直である | Thẳng thắn, thật thà |
Mẫu câu trả lời về điểm mạnh của bạn: Tôi có điểm mạnh là…, Tôi tự tin là mình có thể…
Ví dụ:
長所は、向上心です。自らに高い目標を課し、目標に向けて行動していくことができます。
Điểm mạnh của tôi đó là người có tham vọng, luôn khao khát vươn lên trong cuộc sống. Tôi luôn đặt ra cho mình những mục tiêu, và rèn luyện, thực hiện để đạt được những mục tiêu đó.
Ngoài việc bạn có nhiều ưu điểm để nhà tuyển dụng chú ý nhưng bạn cũng cần công nhận rằng bạn vẫn còn những nhược điểm cần khắc phục. Và dù muốn hay không bạn vẫn phải nói về nhược điểm của bản thân.
Lời khuyên dành cho bạn là chỉ nên liệt kê khoảng 1-2 nhược điểm rất ít hoặc ít gây ảnh hướng đến công việc. Nhất là tránh nói đến những việc khiến người phỏng vấn nghĩ bạn là người không đủ khả năng cho vị trí công việc này.
Bạn cũng đừng phủ nhận điểm yếu của mình mà hãy nói:
弱みがあるけど仕事は全然関係ありません。Tôi có khá nhiều điểm yếu nhưng chắc chắn nó sẽ không làm ảnh hướng đến công việc.
Hoặc một câu nói khác cùng khá hay giúp bạn tự tin hơn sau khi nói về điểm yếu của mình:
いくら大変でも頑張ります。Dù vất vả thế nào tôi cũng sẽ cố gắng.
Một số từ vựng tiếng Nhật nói về điểm mạnh và điểm yếu của bạn:CHỮ HÁN | HIRAGANA | DỊCH NGHĨA |
真面目 | まじめ | Nghiêm túc, chăm chỉ, cần mẫn. Xem thêm: Hướng Dẫn Chọn Cấu Hình Máy Tính Chơi Game Khủng Core I3 I5 I7 Tốt Nhất Giá Rẻ |
熱心 | ねっしん | Nhiệt tình. |
まめ | Chăm chỉ. | |
優しい | やさしい | Dễ tính, hiền lành, tốt bụng. |
賢い | かしこい | Thông minh, khôn ngoan, khôn khéo. |
リーダーシップがある | Có khả năng lãnh đạo | |
豊かな発想力 | があること | Có tính sáng tạo |
大胆 | だいたん | Quyết đoán |
集中力 | がある | Có khả năng tập trung cao |
素直 | である | Thẳng thắn, thật thà |
忘れっぽい | わすれっぽい | Hay quên. |
怠惰 | たいだ | Lười biếng. |
内気 | うちき | Nhút nhát |
Dù cả buổi phỏng vấn bạn đã làm rất tốt nhưng đến khi kết thúc bạn lại vô ý bỏ qua điều này sẽ khiến bạn bị mất kha kha điểm phỏng vấn của mình.
Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn hãy khẽ cúi người và nói:
どうぞよろしく、お願いします。Rất mong được giúp đỡ!
Hoặc có thể nói lại về nguyện vọng của mình để nhấn mạnh hơn công việc này có ý nghĩa với bạn. Ví dụ:
お忙しいところ、貴重なお時間を頂きまして、誠にありがとうございました。
Cảm ơn ngài rất nhiều đã dành thời gian quý báu của mình cho cuộc phỏng vấn của tôi.
Mẫu số 1:
Câu hỏi: アルバイトの経験はありますか。Bạn đã có kinh nghiệm đi làm thêm chưa?
Trả lời: あります/ありあせん 。Có/không.
Mẫu số 2:
Câu hỏi: アルバイトをしたいりゆうをきかせてください。Hãy cho biết lý do bạn muốn đi làm?
Trả lời: Với câu hỏi này bạn nên nói lên cụ thể mong muốn của bản thân, láy vào vấn đề trọng tâm giúp ích cho công việc bạn đang ứng tuyển.
Một số mẫu câu trả lời phù hợp trong nhiều ngữ cảnh:+ あんていなせいかつをおくったため、アルバイトをしたいです。Để có cuộc sống ổn định nên tôi muốn làm thêm (bao gồm hàm ý để trang trải cuộc sống).
+ 日本で経験をつみたいからです。Vì muốn tích lỹ thêm kinh nghiệm khi ở Nhật.
+ 日本人とコミュニケーションができるようになるためです。Vì muốn có thể nói chuyện được với người Nhật.
+ 日本語がいかせるためです。Vì muốn thực hành thêm tiếng Nhật.
Mẫu số 3:
Câu hỏi: どうしてこのみせではたらきたいとおもいますか。Tại sao muốn làm việc ở đây?
Trả lời: Với câu hỏi này bạn hãy nêu lên những điểm mạnh lẫn sự phù hợp với bản thân ở đơn vị xin việc/công ty. Trình độ chuyên môn có thể đáp ứng được yêu cầu công việc cũng là điều bạn nên thể hiện rõ.
Mẫu số 4:
Câu hỏi: 何曜日に働けますか。Làm được những ngày nào trong tuần?
Trả lời: Câu trả lời dành cho câu hỏi này bạn chỉ cần nói theo đúng lịch trình làm việc bạn cảm thầy phù hợp. Về việc nói ngày/tháng/năm bạn có thể tham khảo >> TẠI ĐÂY.
Mẫu số 5:
Câu hỏi: いつから出勤できますか。Có thể bắt đầu làm khi nào?
Trả lời: 明日から / 来週からです / いつでも大丈夫です。Ngay từ ngày mai // Từ tuần sau // Có thể bắt đầu làm bất cứ khi nào.
Nâng cao năng lực tiếng Nhật khi làm việc, tăng cơ hội ứng tuyển vào những công ty lớn với khoá học BUSINESSS NIGONGO của dramrajani.com!
Ngày đầu đi làm với bạn sẽ đặc biệt lắm đúng không